Saturday 8 November 2014

TỰ HỌC VIẾT ESSAY PHƯƠNG PHÁP BENJAMIN FRANKLIN


TỰ HỌC VIẾT ESSAY
PHƯƠNG PHÁP BENJAMIN FRANKLIN
Đăng ký thông tin: https://goo.gl/forms/8DeiGSsSxRm2EEcW2

Đây là phương pháp học viết bằng cách bắt chước bài mẫu mà Benjamin Franklin đã sử dụng để cải thiện khả năng viết của mình.
·         Benjamin Franklin là ai? Các bạn có thể tham khảo tại đây:
·         Phương pháp này đã được Benjamin Franklin đề cập trong tự truyện (autobiography) của mình, Chương 2, đoạn 6* (xem trích dẫn cuối bài).
·         Benjamin Franklin’s autobiography tham khảo tại đây:
Áp dụng phương pháp Benjamin Franklin vào việc học viết theo 4 bước sau:
1.    Đọc bài viết mẫu (bài mẫu cần chuẩn, do giáo viên hoặc những người viết đáng tin cậy soạn thảo) và đảm bảo bạn hiểu được ý tưởng của người viết trong cả bài.

2.   Đọc lại bài viết mẫu lần 2, chậm hơn, kĩ hơn, và ghi chú ra giấy các phần sau: Những ý chính của bài và các từ “đắc” (keyword) trong bài.
3.    Không xem bài mẫu nữa, và cố gắng viết lại một bài hoàn chỉnh dựa trên các ghi chú của chính bạn. Đừng cố gắng học thuộc lòng từng câu chữ của bài mẫu, thay vào đó hãy dùng các điểm ghi chú có sẵn như một “người dẫn đường” để viết bài. Mục đích của bước này là giúp bạn luyện cách diễn đạt từ ý tưởng cho trước, sử dụng vốn ngôn ngữ của bản thân (những từ vựng và cấu trúc mà bạn có sẵn).
4.    Đối chiếu bài viết bạn đã hoàn thành với bài mẫu gốc. Bài viết của bạn có cùng số câu với bài gốc không? Bạn đã sử dụng được chính xác các từ/ cấu trúc hay như bài mẫu hay chưa? Bài viết của bạn có mạch lạc như bài mẫu hay không? Đây là giai đoạn phản chiếu (“reflection”) để một người tự học có thể tự đánh giá trình độ hiện tại của mình, những điểm ưu/ khuyết để cải thiện khả năng diễn đạt ý tưởng cho một bài viết.



Theo kinh nghiệm tự học viết của mình, phương pháp này hữu ích đối với rất nhiều trình độ viết khác nhau. Ví dụ:
1)    Những bạn gặp khó khăn trong việc tìm ý: sẽ dựa trên những ý tưởng chuẩn được cung cấp sẵn của bài mẫu để làm phong phú hơn vốn ý tưởng của mình;
2)    Những bạn gặp khó khăn trong việc diễn đạt & thiếu vốn từ/ cấu trúc: thông qua hình thức “bắt chước” văn mẫu, đọc bài mẫu à viết lại à đọc lại bài mẫu è rèn luyện được khả năng viết câu & dùng từ “đắc”;
3)    Những bạn gặp khó khăn trong sắp xếp ý tưởng logic: bắt chước cách sắp xếp các câu trong bài mẫu, từ đó rút kinh nghiệm về cách sắp xếp ý nào trước, sau cho mạch lạc.
Các bạn có thể áp dụng phương pháp này khi tự học 1 mình, hoặc trong lúc tham gia các lớp luyện thi & được giáo viên cung cấp bài mẫu.
Trong tất cả các lớp dạy viết của cô tại AIEOffice, những bài mẫu cung cấp cho các bạn đều đạt Band 8-9 (đối với IELTS) & 25-30 (đối với TOEFL). Các bạn học tại lớp có thêm lợi ích “nhỏ xíu” nữa vì những từ khóa quan trọng/ cấu trúc câu giúp nâng điểm đều được cô giải thích chi tiết khi cung cấp bài mẫu cho các bạn, do đó giúp các bạn tiết kiệm được đáng kể thời gian nghiên cứu từ vựng & cấu trúc của bài mẫu. Việc còn lại, cũng là việc quan trọng nhất để thành công khi sử dụng phương pháp này chính là Bước 3 & 4: Bạn có đủ kiên trì & nghiêm túc trong việc rèn viết và đối chiếu bài viết để cải thiện khả năng của bản thân hay không? ^.^
Chúc các bạn học tốt!
*Đoạn trích về phương pháp học viết của Benjamin Franklin & ghi chú về 4 bước học viết:
About this time I met with an odd volume of the Spectator. It was the third. I had never before seen any of them. I bought it, read it over and over, and was much delighted with it. [BƯỚC 1 & 2] I thought the writing excellent, and wished, if possible, to imitate it. With this view I took some of the papers, and, making short hints of the sentiment in each sentence, laid them by a few days, [BƯỚC 3] and then, without looking at the book, try'd to compleat the papers again, by expressing each hinted sentiment at length, and as fully as it had been expressed before, in any suitable words that should come to hand. [BƯỚC 4] Then I compared my Spectator with the original, discovered some of my faults, and corrected them. But I found I wanted a stock of words, or a readiness in recollecting and using them, which I thought I should have acquired before that time if I had gone on making verses; since the continual occasion for words of the same import, but of different length, to suit the measure, or of different sound for the rhyme, would have laid me under a constant necessity of searching for variety, and also have tended to fix that variety in my mind, and make me master of it. Therefore I took some of the tales and turned them into verse; and, after a time, when I had pretty well forgotten the prose, turned them back again. I also sometimes jumbled my collections of hints into confusion, and after some weeks endeavored to reduce them into the best order, before I began to form the full sentences and compleat the paper. This was to teach me method in the arrangement of thoughts. By comparing my work afterwards with the original, I discovered many faults and amended them; but I sometimes had the pleasure of fancying that, in certain particulars of small import, I had been lucky enough to improve the method of the language, and this encouraged me to think I might possibly in time come to be a tolerable English writer, of which I was extremely ambitious. My time for these exercises and for reading was at night, after work or before it began in the morning, or on Sundays, when I contrived to be in the printing-house alone, evading as much as I could the common attendance on public worship which my father used to exact of me when I was under his care, and which indeed I still thought a duty, thought I could not, as it seemed to me, afford time to practise it.

No comments:

Post a Comment